zh-CN
en
ja
ko
vi

Cười hở lợi và 4 mức độ cười hở lợi mà khách hàng cần biết

Cười Hở Lợi Và 4 Mức Độ Cười Hở Lợi
Đánh giá bài viết post

Cười hở lợi là gì?

Cười hở lợi là khi phần nướu ở hàm trên lộ quá nhiều khi cười, làm cho nụ cười trở nên không đẹp mắt và thiếu sự hấp dẫn. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề bệnh lý mà chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của nụ cười.

Một nụ cười được coi là không hở lợi nếu khi người đó cười, phần nướu được lộ ra không quá 2mm.

Có tổng cộng 4 mức độ cười hở lợi như sau:

4 Mức Độ Cười Hở Lợi
4 mức độ cười hở lợi
  • Mức độ nhẹ: khi cười, phần nướu được lộ ra ít hơn 3mm so với chiều dài của răng, chiếm dưới 25% chiều dài răng.
  • Mức độ trung bình: khi cười, phần nướu được lộ ra từ 25% đến dưới 50% so với chiều dài của răng.
  • Mức độ nặng: khi cười, phần nướu được lộ ra hơn 50% so với chiều dài của răng, nhưng không vượt quá 100%.
  • Mức độ rất nặng: phần nướu được lộ ra hoàn toàn và vượt quá 100% so với chiều dài của răng.

Cải thiện nụ cười hở lợi như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cười hở lợi có thể khác nhau. Vì vậy, nếu bạn gặp phải vấn đề này, bạn cần phải đến phòng khám nha khoa để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp dựa trên nguyên nhân cụ thể. Thường thì có thể kết hợp nhiều biện pháp để đạt được kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

  • Trường hợp cười hở lợi do môi trên ngắn: phẫu thuật kéo dài môi trên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ.
  • Nếu cười hở lợi là do chiều dài thân răng ngắn: phương pháp thông thường là phẫu thuật cải thiện độ dài thân răng bằng cách di chuyển nướu gần hơn đến chân răng hoặc cắt nướu. Sửa chữa lại ổ răng hàm trên cũng có thể cần thiết.
  • Cười hở lợi do xương ổ răng quá dày hoặc tình trạng quá phát xương hàm trên: đây là trường hợp phức tạp, có thể yêu cầu bác sĩ sử dụng biện pháp giảm hô bằng cách kéo lui răng hàm trên hoặc phải thực hiện thêm các biện pháp phẫu thuật cắt nướu.
  • Nếu nguyên nhân cười hở lợi là do cường cơ nâng môi trên: tiêm botulinum toxin có thể được áp dụng. Đây là một phương pháp thẩm mỹ giúp làm yếu cơ nâng môi trên hoặc thay đổi vị trí của cơ này thông qua thủ thuật cắt và định vị lại.

Nguyên nhân gây ra tình trạng cười hở lợi là gì?

Có một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng cười hở lợi, bao gồm:

  • Do cấu trúc xương hàm: Khi vòm xương hàm trên phát triển quá mạnh hoặc xương hàm quá dày, phần nướu trên có thể bị đẩy ra ngoài, dẫn đến tình trạng hô hàm trên và sai khớp cắn.
  • Do cường cơ nâng môi trên: Khi cơ vòng môi hoặc cơ nâng môi trên không phát triển hoàn thiện, lực kéo của cơ môi quá lớn có thể khiến môi trên khi cười bị kéo lên cao, làm phần nướu hàm trên lộ ra ngoài, mặc dù tỷ lệ giữa răng và nướu có thể bình thường.
  • Do nướu bám thấp và thân răng ngắn: Cười hở lợi có thể do nướu phát triển mạnh bẩm sinh, khiến nướu dài và dày, bám thấp và che khuất phần thân răng, hoặc do nướu phì đại do tác động từ nhiều bệnh lý răng miệng như viêm nướu.

Trước khi phẫu thuật cười hở lợi, bệnh nhân cần lưu ý những gì?

Bệnh nhân cần thực hiện các chỉ định như: xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, chụp X-quang hàm,…;

Bác sĩ thăm khám lâm sàng một cách kỹ lưỡng thông qua quan sát tình trạng răng, nướu, khuôn hàm, môi trên,… Bên cạnh đó, người bệnh cần cung cấp các thông tin liên quan tới bệnh sử như đang mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, bệnh về máu, gan, thận, tiểu đường, dị ứng,…;

Để tránh gặp biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ giúp bệnh  lấy cao răng và đánh bóng răng.

Chi phí phẫu thuật cười hở lợi tại Nha Khoa Otis là bao nhiêu?

Chi phí phẫu thuật cười hở lợi phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Để biết chi phí cụ thể, khách hàng  đến Nha Khoa Otis để được thăm khám và tư vấn chi tiết.

Khách hàng có thể tham khảo bảng giá các dịch vụ ở Nha Khoa Otis tại đây.

Cần chú ý điều gì sau khi phẫu thuật cười hở lợi?

Để nướu lành  thương nhanh hơn sau khi thực hiện phẫu thuật chỉnh cười hở lợi, bạn cần lưu ý thói quen vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống hàng ngày:

  • Uống đủ thuốc kháng viêm, chống sưng tấy phù nề nướu theo đúng chỉ định của nha sĩ trong 1 tuần sau tiểu phẫu.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng và thực phẩm chứa nhiều acid để tránh gây viêm nhiễm vùng lợi sau tiểu phẫu.
  • Bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất: thịt, cá, sữa, trái cây, rau xanh,…
  • Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích , đồ uống có cồn như thuốc lá, rượu bia,…
  • Hạn chế sử dụng bàn chải đánh răng trong khoảng 3-5 ngày đầu sau phẫu thuật để tránh sợi cứng trên bàn chải làm tổn thương vùng nướu.
  • Thăm khám và kiểm tra định kỳ theo chỉ định của nha sĩ.

Sau khi phẫu thuật cười hở lợi có thể xảy ra các biến chứng gì?

Trước Và Sau Khi Phẫu Thuật Chỉnh Cười Hở Lợi
Trước và sau khi phẫu thuật chỉnh cười hở lợi

Bác sĩ Nguyễn Hữu Nam chia sẻ rằng mặc dù phẫu thuật khắc phục tình trạng cười hở lợi không quá phức tạp, tương đối an toàn và ít xâm lấn làm thay đổi quá nhiều cấu trúc cơ thể nên hiếm khi có biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Tuy nhiên, người thực hiện phẫu thuật cười hở lợi vẫn có nguy cơ gặp phải các triệu chứng hậu phẫu sau:

  • Đau sau phẫu thuật: trong vòng từ 2 – 3 ngày người bệnh được kê dùng thuốc giảm đau;
  • Chảy máu: không nên chải răng với mức độ mạnh sau phẫu thuật. Để hạn chế việc chảy máu, bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp cắt nướu bằng laser;
  • Ăn nhai khó hơn: Môi trên có hiện tượng sưng to, phù nề: dùng thuốc giảm sưng, kháng viêm do bác sĩ kê đơn;
  • Vị trí cắt nướu gặp nhiễm trùng, viêm nha chu: thường là do quá trình ăn uống và vệ sinh hoặc chăm sóc vết thương tác động.

Phẫu thuật chỉnh cười hở lợi có lâu không?

Thời gian tiến hành một ca phẫu thuật chỉnh cười hở lợi sẽ kéo dài từ 30 đến 60 phút tùy vào phương pháp chỉnh cười hở lợi và tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, mức độ hở lợi, số răng cần chỉnh sửa, và các yếu tố khác.

Cười hở lợi có thể tái phát không?

Như đã biết, tình trạng cười hở lợi có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng cũng như sự lựa chọn phương pháp điều trị của từng bệnh nhân.

Một số phương pháp điều trị cười hở lợi có thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng này, tuy nhiên cũng có nhiều phương pháp khác sẽ không thể điều trị dứt điểm được, ví dụ như:

  • Tiêm botox: Phương pháp này nhằm mục đích làm tê liệt nhóm cơ nâng môi trên và giúp môi trông căng mọng hơn để khắc phục tình trạng cười hở lợi. Tuy nhiên, phương pháp này không thể điều trị được dứt điểm tình trạng này và đòi hỏi phải tiêm nhắc lại sau mỗi 4 – 6 tháng. Việc lạm dụng botox có thể dẫn đến cứng cơ tầng giữa của khuôn mặt, gây khó khăn trong việc biểu lộ cảm xúc hàng ngày.
  • Khâu tái định vị môi trên: Phương pháp này không được khuyến nghị bởi sự tái phát của tình trạng cười hở lợi sau 1 – 2 năm kể từ thực hiện khâu tái định vị môi. Hơn nữa, việc khâu cố định môi trên có thể để lại sẹo khi cười, gây mất thẩm mỹ.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phẫu thuật chỉnh cười hở lợi. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến việc chỉnh cười hở lợi, hãy liên hệ qua Zalo sau. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.